Vietsuccess
  • Trang Chủ
  • Chuyên Mục
    • Cuộc Sống
    • Kinh Doanh
    • Nghề Nghiệp
    • Tài Chính
    • Về Vietsuccess
  • Xem Video
  • Nghe Podcast
  • Góc Nhìn
No Result
View All Result
Vietsuccess
  • Trang Chủ
  • Chuyên Mục
    • Cuộc Sống
    • Kinh Doanh
    • Nghề Nghiệp
    • Tài Chính
    • Về Vietsuccess
  • Xem Video
  • Nghe Podcast
  • Góc Nhìn
No Result
View All Result
Vietsuccess
No Result
View All Result

Thị trường lao động: Mối đe dọa từ trí tuệ nhân tạo?

Với sự phát triển vũ bão của của công nghệ, liệu công việc của con người có bị thay thế?

Cẩm Vân Cẩm Vân
3 Tháng Chín, 2021
0 0
Chị Tiêu Yến Trinh (phải) và Host Quốc Khánh

Chị Tiêu Yến Trinh (phải) và Host Quốc Khánh

Bài viết được tổng hợp từ cuộc trò chuyện với chị Tiêu Yến Trinh, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty Talentnet Corporation. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực tư vấn phát triển chiến lược nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, chị Tiêu Yến Trinh đã có nhiều đúc kết đáng chú ý về xu hướng ngành nghề và những kỹ năng cần thiết trong tương lai dành cho các ứng viên cũng như các doanh nghiệp.

Những ngành nghề “hot” trong tương lai

Đứng trước sự thay đổi chóng mặt của công nghệ đặc biệt là trí tuệ nhân tạo thì trong tương lai có thể một số ngành nghề sẽ có nguy cơ biến mất. Nhưng, những ngành liên quan đến công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo; E-commerce (thương mại điện tử); bảo hiểm; nông nghiệp được chị Trinh cho rằng sẽ trở thành xu hướng trong tương lai.

Ngoài ra, ngành du lịch và các ngành về ăn uống giải trí do ảnh hưởng của dịch Covid nên đang bị trì trệ nhưng chị Tiêu Yến Trinh đặt một niềm tin xa hơn về trung hạn, đó là du lịch Việt Nam sẽ bùng nổ trong 3 năm tới. 

Tư duy của nhà tuyển dụng đã thay đổi

Sau khi dịch bệnh lắng xuống và mọi thứ trở lại bình thường, các doanh nghiệp bắt tay vào đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và chuỗi giá trị. Cho nên, họ sẽ ưu tiên tuyển dụng lao động có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Đây sẽ là một thách thức lớn cho những bạn mới ra trường nhưng ngược lại là cơ hội tốt cho các lao động cấp cao, bởi ba lý do sau:

  • Thứ nhất, cấu trúc nguồn lực ở doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu nhiều ở cấp trung. Khi muốn đẩy mạnh phát triển, xuất khẩu hoặc tăng trưởng, cạnh tranh nội địa thì nhóm đó là nguồn lực thiếu hụt nhất. 
  • Thứ hai, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục mở rộng và phát triển ở Việt Nam nên họ phải tuyển những quản lý cấp cao để điều hành. Vì lý do văn hoá, ngôn ngữ giao tiếp, họ vẫn ưu tiên người Việt. 
  • Thứ ba, tư duy tuyển dụng bây giờ đã khác. Doanh nghiệp không tuyển theo một vị trí cố định mà tuyển dựa vào những kỹ năng cần thiết.

Chủ động tìm cách quản trị robot, đừng để chúng thay thế

Diễn đàn kinh tế thế giới cho biết, đến năm 2025 có khoảng 45% công việc lặp đi lặp lại và những công việc giản đơn sẽ được thay thế bằng những ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hay thường được gọi ví von là những “robot”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta sẽ mất đi toàn bộ 45% công việc mà chỉ mất đi 10%. Phần còn lại cần nguồn lực con người với những kỹ năng mới.

Học cách quản trị robot (Nguồn ảnh: internet)

Chúng ta không thể kìm hãm được sự phát triển của công nghệ. Cách mà các doanh nghiệp có thể làm là chuẩn bị một kế hoạch dài hạn ngay từ bây giờ.

  • Đầu tiên, tái đào tạo, nâng cấp kỹ năng của người lao động.
  • Thứ hai, đào tạo các kỹ năng xây dựng mối quan hệ với con người cho một số vị trí cấp thấp.

Theo chị Tiêu Yến Trinh, yếu tố quan trọng không phải là những công cụ về công nghệ mà chính cách quản trị của doanh nghiệp. Quy trình vận hành, hệ thống quản trị phải chuẩn hóa thì ứng dụng robot mới hiệu quả. Phải có lộ trình song hành, vừa chuẩn hóa hệ thống đồng thời tái đào tạo nguồn nhân lực, như vậy thì hiệu quả doanh nghiệp mới được nâng cao và sẽ không bị đe dọa bởi sự phát triển của công nghệ.

“Thay vì bị thay thế bởi robot thì chúng ta sẽ trở thành người quản trị robot. Và cho dù bạn làm ở bất cứ vị trí nào trong xã hội thì cũng cần phải có những kỹ năng kết nối như kỹ năng làm việc với con người, tạo ra giá trị và kết nối với cộng đồng xã hội.”

Đào tạo một chuỗi giá trị về con người hiệu quả phải đi từ gốc cốt lõi của chiến lược kinh doanh 

Khi đào tạo nhân viên, thông thường các doanh nghiệp chỉ đang làm theo bề nổi mà thiếu cái gốc. Để đào tạo một chuỗi giá trị về con người hiệu quả thì phải đi từ gốc cốt lõi của chiến lược kinh doanh. Có nghĩa là, doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển cái gì chứ không phải khởi nguồn từ nhu cầu của các bộ phận.

Ví dụ, lúc trước ngành bảo hiểm bán theo cách truyền thống nhưng bây giờ chuyển qua hệ thống online hoàn toàn thì phải đào tạo tất cả các nhân viên về Tech (công nghệ) trong môi trường đó. Sau đó, từ chiến lược kinh doanh xây dựng biểu đồ đào tạo những kỹ năng cần thiết cho từng nhóm đối tượng rồi đưa vào thực thi và sử dụng ngân sách sao cho hiệu quả với nguyên lý 10%, 20%, và 70%.

Nguyên lý 10%, 20% và 70% có nghĩa là, 10% đầu tư cho giáo dục; 20% là được học tập từ người khác và 70% là sự trải nghiệm. Vậy thì, sau khi các doanh nghiệp gửi nhân viên của mình đi học thì phải có dự án để họ thực thi, thực hành; thêm một bước nữa là cần có hệ thống cố vấn, coaching (huấn luyện), phản biện sau khi dự án hoàn thành để nhân viên được học hỏi từ sếp và từ đồng nghiệp. Làm như vậy, mới đo lường được kết quả của việc đào tạo. Nhưng một sự thật cho thấy, đa số các doanh nghiệp chỉ bỏ tiền ra tập trung làm rất tốt 10% đầu tiên mà hời hợt với 20% và 70% còn lại. Vậy nên, vai trò nhân sự và người phụ trách đào tạo phát triển trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, họ phải thực thi được mô hình 10:20:70 sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với thế hệ trẻ ngày nay, “lương” không phải là yếu tố họ đặt lên hàng đầu

  • Đây có phải là công việc họ yêu thích hay không?
  • Định hướng doanh nghiệp, môi trường làm việc và sếp trực tiếp của họ như thế nào?
  • Mức lương họ sẽ nhận được là bao nhiêu?

Đó là 3 câu hỏi rất quan trọng để một người ứng viên lựa chọn một doanh nghiệp để làm việc.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, mức lương không phải là yếu tố để họ quyết định lựa chọn. Ví dụ, nếu được cả hai công ty cùng nhận, một bên có mức lương thấp hơn nhưng mang lại nhiều cơ hội học hỏi, môi trường lành mạnh và sếp để lại ấn tượng tốt thì họ sẽ vẫn lựa chọn để gắn bó.

“Ngày nay, một trong những thứ quan trọng giữ chân các bạn trẻ ở lại gắn bó, đồng hành và cống hiến là giá trị doanh nghiệp mang lại cho cộng đồng.”

Tuyển được người rồi nhưng để có thể giữ chân họ lại thì doanh nghiệp đó phải cho họ thấy được cơ hội học hỏi và phát triển để thăng tiến. Ngoài ra, hầu như các bạn trẻ hiện nay họ quan tâm đến giá trị mà doanh nghiệp đó mang lại cho cộng đồng là gì. Vậy nên, những doanh nghiệp cần phải xây dựng một hình ảnh trong tương lai có thể là 5 năm, 10 năm với mục tiêu rõ ràng và tạo được câu chuyện truyền cảm hứng thì người trẻ họ mới cảm thấy có nhiều khát khao để cùng đồng hành, gắn bó và cống hiến.

3 kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong tương lai 

  • Linh hoạt: có khả năng thích nghi cực cao 
  • Giải quyết vấn đề: có hai khía cạnh để giải quyết vấn đề tốt:
    • Tư duy rất sáng tạo
    • Tư duy phản biện
  • EQ (trí thông minh cảm xúc hay khả năng quản trị cảm xúc): là giao tiếp, thuyết phục và kết nối với con người

3 kỹ năng trên kết hợp với tài năng sẽ là một lợi thế cho các ứng viên có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, tính kiên định, tự học hỏi và phát triển, tăng cường kết nối cũng là các kỹ năng mà các bạn trẻ cần lưu ý.

Nâng cao trí tuệ cảm xúc (Nguồn ảnh: internet)

Kết

Trong một thế giới VUCA (Biến động, Bất định, Phức Tạp, Mơ hồ), mọi lĩnh vực ngành nghề đang đứng trước sự thay đổi liên tục, đòi hỏi người lao động phải có thích nghi và không ngừng học hỏi. Công nghệ cao sẽ trở thành công cụ giúp doanh nghiệp phát triển đột phá, nhưng vẫn không thể thiếu tài thao lược và quản trị của con người. Tư duy cởi mở, nhạy bén trước những cơ hội, kiến thức mới và tinh thần quyết liệt, dấn thân, dám vượt ra khỏi vùng an toàn sẽ là những hành trang không thể thiếu cho người lao động trong thế kỷ 21.

Bài trước

Tìm lại hơi thở từ mindfulness

Bài tiếp

Những sai lầm của doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện chuyển đổi số

Cẩm Vân

Cẩm Vân

Thảo luận về bài viết

Editor's Choice

Thế nào là một công việc có ý nghĩa?

Mải miết đi tìm tri kỷ: hành trình quay lại với sự kết nối

Món quà từ những suy nghĩ tiêu cực

“Người hóa” cảm xúc để hiểu bản thân hơn

Chấp nhận “mình không ổn” để quay trở về với bản thân

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: một KOL bất đắc dĩ mùa đại dịch

Vietsuccess

Quản lý và vận hành bởi đội ngũ Công ty TNHH KAT MEDIA và các đối tác.

Mọi góp ý xin vui lòng gửi về: team@katmedia.vn

Chuyên Mục

Tags

blockchain covid crypto cryptocurency cuocsong defi gocnhin kardiachain kết nối lockdown sang chấn thepresentpodcast tien dien tu tri kỷ truongthanh

Mới Nhất

Ông Gaku Echizenya (bên trái)- CEO VietnamWorks

Thế nào là một công việc có ý nghĩa?

1 Tháng Mười, 2022

Mải miết đi tìm tri kỷ: hành trình quay lại với sự kết nối

16 Tháng Mười Hai, 2021

© 2021 VietSuccess

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Chuyên Mục
    • Cuộc Sống
    • Kinh Doanh
    • Nghề Nghiệp
    • Tài Chính
    • Về Vietsuccess
  • Xem Video
  • Nghe Podcast
  • Góc Nhìn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
-
00:00
00:00

Queue

Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00